Phục sinh của Jesus không phải là hiện tượng vật lí đâu. Người Ki tô giáo đã tạo ra biết bao nhiêu giả thuyết không cần thiết quanh điều đó. Nó không phải là sự phục sinh của thân thể này, nó là sự phục sinh trong chiều hướng khác của thân thể khác chưa bao giờ chết. Thân thể này là tạm thời, thân thể kia mới là vĩnh hằng. Jesus phục sinh vào trong thế giới khác, thế giới của chân lí. Thế giới riêng tư đã biến mất.
Trong khoảnh khắc cuối cùng Jesus nói ông ấy lo lắng, bất an. Ngay cả một người như Jesus việc chết đi cũng là điều lo lắng, nó phải như vậy. Ông ấy nói với Thượng đế, ông ấy kêu, "Ngài đang làm gì cho con đấy?" Ông ấy muốn níu bám lấy chiều ngang, ông ấy muốn níu bám lấy cuộc sống – ngay cả một người như Jesus. Cho nên đừng thấy mặc cảm về bản thân mình.
Sự thật nào về chúa phục sinh
Bạn cũng thích níu bám. Đây là tính người trong Jesus, và ông ấy còn nhiều tính người hơn Phật, Mahavira. Đây là tính người: người này đi tới đối diện với cái chết và người này lo lắng, và ông ấy kêu lên, nhưng ông ấy không lùi lại; ông ấy không ngã. Ngay lập tức ông ấy trở nên nhận biết về điều ông ấy đang hỏi. Thế rồi ông ấy nói, "Ý của ngài sẽ được thực hiện!" – thảnh thơi, buông xuôi. Ngay lập tức bánh xe quay – ông ấy không còn ở chiều ngang nữa; ông ấy đã đi vào chiều đứng, chiều sâu. Ở đó ông ấy được phục sinh trong vĩnh hằng.
Chết đi về thời gian để cho bạn được phục sinh vào vĩnh hằng. Chết đi tâm trí để cho bạn trở nên sống động trong tâm thức. Chết đi việc suy nghĩ để cho bạn được sinh ra trong nhận biết.
Heraclitus nói, "Bất kì cái gì ông thấy khi thức đều là cái chết." Đó là lí do tại sao chúng ta sống trong giấc mơ, giấc ngủ, thuốc an thần, thuốc ngủ, chất say – để không đối diện với sự kiện này. Sự kiện này phải được đối diện. Nếu bạn đối diện với nó, sự kiện trở thành chân lí; nếu bạn trốn đi; bạn sống trong dối trá. Nếu bạn đối diện với sự kiện này, sự kiện này trở thành cánh cửa cho chân lí. Sự kiện này là cái chết; điều đó phải được đối diện. Và chân lí sẽ là cuộc sống, cuộc sống vĩnh hằng, cuộc sống trong thừa thãi, cuộc sống không bao giờ chấm dứt